Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Chuyện về "ông đồ trẻ" Xuân Thành cho chữ ở phố ông đồ 2018

Xưa nay, người ta vẫn thường nghĩ, tác phẩm thư pháp với những nét rồng bay, phượng múa thường do các cụ già thực hiện nhưng tác phẩm thư pháp của Thành đẹp chẳng kém gì các bậc tiền bối.

Võ Tuấn Xuân Thành (18 tuổi, ĐH Mỹ Thuật TP.HCM) đã có 5 năm gắn bó với phố ông đồ

Võ Tuấn Xuân Thành (18 tuổi, ĐH Mỹ Thuật TP.HCM) tình cờ gắn bó với thư pháp vào cuối năm 2007. “Tôi đến với thư pháp như một duyên tiền định vậy. Đó là năm 2007, khi “phố ông đồ” Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM bắt đầu tổ chức, khi tôi đến xem, thấy các anh chị mặc áo dài, khăn đóng đứng trực tiếp viết thư pháp trên các chất liệu giấy, gỗ, đá, tre, nứa phục vụ khách tham quan, tôi mê liền. Đó cũng là lần đầu tôi thấy nét chữ bay lượn như rồng bay phượng múa”, Thành chia sẻ.
Đam mê thư pháp, đến nay Thành đã có “thâm niên” 11 năm trau dồi bút nghiên. Suốt 5 năm nay (2014 đến nay), cứ vào dịp cuối năm, Võ Tuấn Xuân Thành lại ra vỉa hè bày mực và giấy đỏ viết cho những vị khách yêu thư pháp. Được biết, trong 32 ông đồ hoạt động trên phố này thì Thành là người trẻ tuổi nhất.
Với nét chữ rất thuần thục, uyển chuyển, Thành đã được các bậc đàn anh đánh giá cao, thể hiện sự sáng tạo không ngừng của một cây bút trẻ.
Các thể loại tranh, từ tranh chữ “Lộc” (Đa tài đa lộc, đa phú quý/Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm) hay “Phúc” (Phúc sinh phú quý gia đình thịnh/ Lộc tấn vinh hoa, tử tôn hưng) cho đến tranh chân dung rồi tranh thủy mặc, bức tranh nào cũng được Thành thể hiện rõ cái hồn của nó.

Thành chỉ mong muốn làm phong phú thêm nghệ thuật thư pháp, đem nó gần gũi giới trẻBạn trẻ Trúc Liên (Q. Phú Nhuận) được ông đồ trẻ cho bức tranh có chữ “Tâm” vui vẻ nói:  “Thầy chỉ cần nhìn người và sẽ tự mình viết tặng 1 chữ nào đó hợp với người đó. Cái này rất hay, ý nghĩa”.
Nghe Liên chia sẻ, ông đồ trẻ Thành cười phân trần: "Khi gọi ông đồ hay thầy đồ thì ai cũng nghĩ chắc người đó rất già, nhưng khi gặp tôi, tiếp xúc với tôi thì tôi lại được mọi người yêu mến, ưu ái đặt biệt danh là "ông đồ trẻ". Lúc đầu mới viết thứ pháp khi cho người khác chữ tôi cũng hơi ái ngại bởi vì nghĩ bản thân mình còn quá nhỏ tuổi, liệu có đủ vốn kiến thức, vốn từ, vốn chữ để cho người khác hay không!".
Theo Thành, năm nay mọi người thích chữ Lộc, chữ Tài. Thành nhận định, có thể do kinh tế khó khăn trong thời gian qua nên mọi người mong muốn tài lộc đến với gia đình, quê hương, đất nước.
Nói về con đường phía trước, ông đồ trẻ trải lòng, nếu đã đi được con đường 11 năm này thì chắc chắc thành sẽ tiếp tục đi theo con đường này 20 năm, 30 năm nữa và tới cuối đời. “Vì mình đã không chọn thư pháp là cái đam mê nữa, mà nó phải tăng thêm 1 bậc, không phải là nghề mà là nghiệp”, Thành khẳng định.
11 năm gắn bó với thư pháp, không ít lần, Thành đã làm "hỏng" tác phẩm của mình viết cho khách. Thành cười hồn nhiên nhớ lại lần “phá hỏng” một bức tranh khách nhờ đề chữ.
"Ấy là lần em đi viết thư pháp bán trong dịp Tết 4 năm trước. Hôm đó có 2 vợ chồng mang bức tranh vẽ khóm hoa mẫu đơn bằng giấy đến nhờ tôi đề chữ nhưng vì thời điểm đó, tôi chưa biết nhiều về thư pháp, chỉ võ vẽ thôi nên cũng chưa phân biệt hoa mẫu đơn mọc như thế nào, thế là xớn xác đề câu thơ: “Chúc tết đến trăm điều như ý/ Mừng xuân sang, vạn sự thành công”.

Rất may ngay sau đó, tôi "tá hỏa" phát hiện ra mình đã đề chữ ngược. "Cây hoa mẫu đơn mọc từ dưới lên" không hiểu sao lại thành ngược từ ngọn cây đổ xuống.
Tự phát hiện, tự xấu hổ, áy náy rồi tôi nói với khách, nhưng mà họ lại bảo "không sao, không sao đâu, đẹp lắm!”, ông đồ trẻ nhớ lại bài học đáng nhớ của mình.


Nguồn: Info.net : http://infonet.vn/chuyen-ve-ong-do-tre-cho-chu-o-pho-ong-do-post254201.info


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét